Nội dung
Cấu tạo của khu vực bếp công nghiệpKhu giao nhận thực phẩmKhu lưu trữ, bảo quản thực phẩmKhu sơ chế thực phẩmKhu bếp nấuKhu bàn gia côngKhu vệ sinhTầm quan trọng của việc bố trí bếp nấu ăn công nghiệp?Tăng năng suất hoạt động và khả năng phục vụTiết kiệm chi phí cho doanh nghiệpĐảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩmTăng tính thẩm mỹ cao cho không gian bếpMô hình thiết kế, bố trí bếp nấu ăn công nghiệp phổ biếnMô hình bếp công nghiệp theo chữ UMô hình bếp công nghiệp theo chữ LMô hình bếp công nghiệp một chiềuMô hình bếp công nghiệp tuyến tính (hai đường song song)Mô hình bếp công nghiệp dạng ốc đảoMô hình bếp công nghiệp theo không gian mởQuy trình thiết kế, thi công, bố trí bếp nấu ăn công nghiệpBước 1: Tư vấn và khảo sát không gian bếpBước 2: Lên ý tưởng thiết kế bản vẽ và 3DBước 3: Dự tính chi phíBước 4: Tiến hành triển khai thiết kế chi tiếtBước 5: Kiểm tra, bàn giao và hỗ trợ hậu mãMẹo bố trí bếp nấu ăn công nghiệpChọn những thiết bị bếp inox cao cấpBố trí bếp nấu ăn công nghiệp theo phong thủyTối ưu không gian bếp hết công suấtTránh xa các thiết bị tỏa nhiệt và khu vực để dụng cụ ăn uốngBếp Việt Decor - Công ty cung cấp và bố trí bếp nấu ăn công nghiệp chuyên nghiệpBếp nấu ăn công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện và nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống khác. Nếu bạn biết cách bố trí bếp nấu ăn công nghiệp khoa học sẽ giúp cải thiện được hiệu suất làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bài viết này, Bếp Việt Decor sẽ chia sẻ những nguyên tắc quan trọng giúp bạn xây dựng một không gian bếp hiệu quả.
Cấu tạo của khu vực bếp công nghiệp

Hệ thống bếp công nghiệp được thiết kế khoa học và hợp lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo quy trình làm việc hiệu quả, an toàn và vệ sinh. Dưới đây là các khu vực chức năng chính:
Khu giao nhận thực phẩm
Khu giao nhận thực phẩm là nơi tiếp nhận nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Khu vực này cần được bố trí gần cửa ra vào để thuận tiện cho việc vận chuyển. Tại đây, nhân viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, số lượng và hạn sử dụng của thực phẩm trước khi đưa vào bếp.
Khu lưu trữ, bảo quản thực phẩm
Khu này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của nguyên liệu. Khu vực này thường được chia thành nhiều khu nhỏ như:
- Kho khô: Nơi lưu trữ các loại thực phẩm khô như gạo, mì, gia vị, đồ hộp... Kho cần khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có kệ để đồ ngăn nắp.
- Kho lạnh/Kho mát: Dùng để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ quả... ở nhiệt độ thấp. Các thiết bị thường có là tủ lạnh công nghiệp, tủ đông công nghiệp.
Khu sơ chế thực phẩm
Đây là nơi thực phẩm được sơ chế trước khi đưa vào nấu nướng. Tại đây, nhân viên sẽ rửa, gọt vỏ, cắt thái, xay, ướp gia vị... cho nguyên liệu. Các thiết bị cần thiết bao gồm bồn rửa, bàn sơ chế, dao, thớt, máy cắt thái rau củ, máy xay thịt... Khu vực này cần được bố trí gần khu vực nấu và khu vực bảo quản để đảm bảo thuận tiện trong quá trình làm việc.
Mua bếp từ công nghiệp tại Bếp Việt Decor
Khu bếp nấu
Khu vực này được trang bị các loại bếp nấu, lò nướng, tủ hấp, bếp chiên nhúng... Tùy thuộc vào thực đơn và quy mô của bếp mà số lượng và loại thiết bị sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, hệ thống hút mùi công nghiệp cũng là một yếu tố không thể thiếu để loại bỏ khói, mùi và hơi nóng, đảm bảo không khí bếp được trong lành. Bàn, kệ inox cần được bố trí một cách hợp lý để đặt đồ ăn, dụng cụ và các vật dụng khác.

Mua bếp nướng nhà hàng tại Bếp Việt Decor
Khu bàn gia công
Khu bàn gia công thường là nơi để chuẩn bị, sắp xếp và hoàn thiện món ăn trước khi đưa ra phục vụ khách hàng. Khu vực này thường có các bàn inox rộng rãi, chắc chắn, có thể có thêm giá kệ để đựng đồ. Một số bếp quy mô lớn có thể trang bị thêm tủ giữ nóng thức ăn.
Khu vệ sinh
Khu vực vệ sinh sẽ bao gồm:
- Khu rửa các dụng cụ, các khay, nồi, chảo, các vật dụng lớn trong khu bếp
- Khu rửa chén bát, ly tách sau khi khách hàng đã sử dụng.
- Nơi này cần trang bị máy rửa chén công nghiệp, các bồn rửa inox lớn nhỏ, các xe đẩy, giá úp,...
Tầm quan trọng của việc bố trí bếp nấu ăn công nghiệp?
Bếp ăn đó có quy trình làm việc hiệu quả, chất lượng hay không là phụ thuộc vào một phần của việc bố trí bếp nấu ăn công nghiệp. Dưới đây là những lý do tại sao việc bố trí bếp lại quan trọng như vậy:
Tăng năng suất hoạt động và khả năng phục vụ
Các khu vực chức năng được sắp xếp hợp lý theo nguyên tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu ra món. Từ đó giúp tránh sự chồng chéo, tối ưu luồng di chuyển của thực phẩm và nhân viên.
Khi mọi thứ được sắp xếp theo thứ tự, đầu bếp có thể dễ dàng tìm thấy dụng cụ, nguyên liệu từ đó tăng năng suất làm việc và khả năng phục vụ số lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Bố trí bếp công nghiệp hợp lý còn có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như:
- Tối ưu không gian: Tận dụng tối đa diện tích bếp, tránh lãng phí không gian, giảm chi phí thuê mặt bằng.
- Giảm thiểu hao hụt nguyên liệu: Quy trình làm việc rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rơi rớt, hư hỏng gây lãng phí nguyên liệu trong quá trình sơ chế.
- Tăng tuổi thọ thiết bị: Bố trí thiết bị ở những khu vực hợp lý, đảm bảo thông gió, tản nhiệt tốt giúp thiết bị hoạt động bền bỉ, tăng tuôi thọ.
- Giảm thiểu chi phí nhân công: Quy trình làm việc tối ưu cho phép nhân viên thực hiện nhiều công việc hơn trong cùng một khoảng thời gian.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Hệ thống bếp công nghiệp khi lắp đặt sẽ được tư vấn, thiết kế theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp:
- Ngăn ngừa lây nhiễm chéo: Việc phân chia rõ ràng các khu vực sẽ tránh được sự tiếp xúc giữa thực phẩm sống và chín, giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
- Kiểm soát côn trùng, động vật gây hại: Bố trí hợp lý giúp kiểm soát và ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, các loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại khác.
Tăng tính thẩm mỹ cao cho không gian bếp
Một gian bếp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ tạo thiện cảm cho khách hàng và nâng cao tính thẩm mỹ. Sự hài hòa trong bố trí, kết hợp với lựa chọn thiết bị và vật liệu phù hợp, có thể tạo ra không gian bếp hiện đại.

Mô hình thiết kế, bố trí bếp nấu ăn công nghiệp phổ biến
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu thiết kế và bố trí bếp công nghiệp khác nhau. Cụ thể như sau:
Mô hình bếp công nghiệp theo chữ U
Mô hình bếp theo kiểu chữ U là một lựa chọn phù hợp đối với không gian bếp vừa và nhỏ. Ba cạnh của chữ U được tận dụng để bố trí các khu vực chức năng: một cạnh dành cho sơ chế, một cạnh cho nấu nướng và cạnh còn lại cho rửa và ra món. Đầu bếp ở trung tâm có thể dễ dàng xoay người để tiếp cận các khu vực khác nhau.
Tham khảo thêm: Mô hình quán lẩu nướng bình dân
Mô hình bếp công nghiệp theo chữ L
Bếp chữ L linh hoạt hơn, phù hợp với nhiều diện tích và hình dạng bếp. Hai cạnh vuông góc tạo thành chữ L được sử dụng để bố trí các khu vực, thường là một cạnh dài hơn dành cho sơ chế và nấu nướng, cạnh ngắn hơn dành cho rửa và ra món. Cách thiết kế này tạo ra một không gian mở, thông thoáng hơn so với chữ U, cho phép nhiều người làm việc mà không bị vướng víu.
Mô hình bếp công nghiệp một chiều
Bếp một chiều là lựa chọn hàng đầu được nhiều nhà hàng, khách sạn áp dụng. Tất cả các khu vực chức năng, từ tiếp nhận, sơ chế, nấu nướng, đến ra món và rửa, được bố trí trên một dây truyền. Nguyên liệu đi vào từ một đầu và món ăn hoàn thành đi ra ở đầu kia, không có sự quay đầu hay chồng chéo, ngăn chặn tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm chéo.

Mua bếp nướng gas công nghiệp tại Bếp Việt Decor
Mô hình bếp công nghiệp tuyến tính (hai đường song song)
Bếp tuyến tính hay còn được gọi là bếp hai đường song song, là biến thể của mô hình một chiều, phù hợp với những không gian bếp rộng. Các khu vực chức năng chính được chia thành hai dãy song song.
Thông thường, một dãy được dành riêng cho các công đoạn chuẩn bị và chế biến bao gồm khu vực sơ chế và khu vực nấu nướng chính. Dãy còn lại được sử dụng cho khu vực ra món và khu vực rửa dọn. Sự phân chia này cho phép nhiều người có thể cùng lúc thực hiện các công việc khác nhau mà không gây cản trở lẫn nhau.

Mô hình bếp công nghiệp dạng ốc đảo
Cách thiết kế bếp ốc đảo mang đến sự độc đáo và ấn tượng cho không gian bếp. Khu vực nấu nướng được đặt ở trung tâm, các khu vực còn lại được bố trí xung quanh. Điều này tạo ra một điểm nhấn, thu hút sự chú ý và cho phép đầu bếp trung tâm dễ dàng tương tác, chỉ đạo các đầu bếp khác.
Việc bố trí bếp nấu ăn công nghiệp theo kiểu này đòi hỏi diện tích bếp phải rộng rãi, và việc lắp đặt hệ thống hút mùi cho khu vực trung tâm có thể phức tạp và tốn kém hơn so với các loại khác.

Mô hình bếp công nghiệp theo không gian mở
Mô hình bếp mở đang trở thành một xu hướng trong thiết kế ở những nhà hàng hiện đại. Bếp được thiết kế không có vách ngăn với khu vực ăn uống, tạo ra một không gian liên thông. Khách hàng có thể trực tiếp quan sát và an tâm hơn với quy trình chế biến món ăn.
Bố cục này đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng vào hệ thống hút mùi để đảm bảo không khí trong lành, không bị ám khói và mùi thức ăn.

Tham khảo thêm:
Quy trình bảo trì bếp công nghiệp đúng cách
Thiết kế bếp ăn công nghiệp cho resort đạt chuẩn
Phong thủy hệ thống bếp công nghiệp
Quy trình thiết kế, thi công, bố trí bếp nấu ăn công nghiệp

Thiết kế, thi công và bố trí hệ thống bếp nấu ăn công nghiệp là quá trình đòi hỏi sự phức tạp và chuyên môn cao. Dưới đây là những bước quan trọng cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và chính xác.
Bước 1: Tư vấn và khảo sát không gian bếp
Nhân viên kỹ thuật sẽ gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để trao đổi và tìm hiểu sâu về những khía cạnh liên quan đến dự án. Các câu hỏi sẽ xoay quanh các chủ đề như:
- Loại hình kinh doanh
- Phong cách ẩm thực chủ đạo
- Quy mô phục vụ
- Ngân sách đầu tư mà khách hàng có thể chi trả.
Sau khi nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhân viên sẽ tiến hành khảo sát thực tế không gian bếp. Công việc này bao gồm đo đạc chính xác kích thước mặt bằng, xác định vị trí các cửa ra vào, cửa sổ, cột, dầm....
Bước 2: Lên ý tưởng thiết kế bản vẽ và 3D
Dựa trên thông tin chi tiết đã thu thập ở trên, đội ngũ kiến trúc sư sẽ bắt đầu phác thảo ý tưởng. Việc lựa chọn mô hình bếp chữ U, chữ L, một chiều, ốc đảo,... sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên diện tích, hình dạng không gian.
Đồng thời, các khu vực chức năng chính sẽ được phân chia cũng như bố trí bếp nấu ăn công nghiệp phù hợp nhằm tránh chồng chéo. Tất cả các ý tưởng này được thể hiện trực quan thông qua bản vẽ 3D giúp khách hàng hình dung rõ ràng về không gian bếp sau khi hoàn thiện.
Bước 3: Dự tính chi phí
Bước tiếp theo là lập bảng dự toán chi phí chi tiết. Bản dự tính sẽ bao gồm tất cả các hạng mục chi phí như:
- Chi phí thiết bị
- Chi phí vật tư
- Chi phí thi công
- Chi phí vận chuyển và lắp đặt
Bước 4: Tiến hành triển khai thiết kế chi tiết
Giai đoạn triển khai thiết kế chi tiết đóng vai trò then chốt, chuyển hóa bản vẽ tổng thể thành bộ hồ sơ kỹ thuật thi công hoàn chỉnh. Đây là bước đệm quan trọng để đội ngũ thi công tiến hành lắp đặt và bố trí hệ thống bếp công nghiệp một cách chính xác. Các kỹ sư chuyên ngành sẽ xây dựng bộ hồ sơ bản vẽ chi tiết, bao gồm: Bản vẽ kiến trúc, bản vẽ bố trí thiết bị, bản vẽ MEP, bản vẽ hệ thống điện nước.
Bước 5: Kiểm tra, bàn giao và hỗ trợ hậu mã
Sau khi đơn vị thi công xong sẽ đến giai đoạn cuối cùng là kiểm tra, bàn giao và hỗ trợ hậu mãi. Quá trình này sẽ kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống sau đó vận hành thử để đánh giá hiệu suất thực tế.
Ngoài việc hoàn thiện lắp đặt, đơn vị thi công còn có trách nhiệm cung cấp hướng dẫn chi tiết cho nhân viên về cách sử dụng và bảo dưỡng từng thiết bị, đảm bảo họ nắm vững kiến thức vận hành và các biện pháp an toàn lao động cần thiết. Đồng thời cung cấp đầy đủ phiếu bảo hành cho từng thiết bị.
Mẹo bố trí bếp nấu ăn công nghiệp
Để có một không gian nhà bếp đẹp, sang trọng và đạt hiệu quả tối đa, bạn có thể tham khảo một số cách bố trí sau:
Chọn những thiết bị bếp inox cao cấp
Khi chọn các thiết bị bếp công nghiệp như bếp nấu, bàn sơ chế, bồn rửa, giá kệ,... hãy nên ưu tiên chọn vật liệu Inox, đặc biệt là inox 304 cho bếp công nghiệp. Loại này có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét, dễ dàng vệ sinh và chịu được nhiệt độ lên đến 925 độ C. Hơn nữa, inox còn đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bố trí bếp nấu ăn công nghiệp theo phong thủy
Khi bố trí hệ thống bếp công nghiệp nên tránh các vị trí đối diện trực tiếp với cửa ra vào và cửa nhà vệ sinh. Nên đặt bếp ở vị trí lưng bếp dựa vào hướng xấu và mặt bếp nhìn về hướng tốt.
Màu sắc trong bếp nên hài hòa và hợp mệnh với gia chủ. Ví dụ, người mệnh Hỏa có thể chọn màu đỏ, cam, hồng làm điểm nhấn. Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo cần được bố trí đầy đủ, tạo không gian sáng sủa, thoáng đãng.
Tối ưu không gian bếp hết công suất
Không gian luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để tận dụng tối đa không gian bếp, hãy ưu tiên các thiết bị đa năng, ví dụ như bếp nướng hồng ngoại có thể thực hiện nhiều chức năng như nướng, hấp, hâm nóng,... thay vì phải mua nhiều thiết bị riêng lẻ. Bên cạnh đó, ta có thể tận dụng chiều cao bằng cách lắp đặt giá kệ nhiều tầng, tủ treo tường để tăng không gian lưu trữ.

Tránh xa các thiết bị tỏa nhiệt và khu vực để dụng cụ ăn uống
Khi bố trí các thiết bị tỏa nhiệt như bếp nấu, lò nướng, tủ hấp... cần đặc biệt cẩn trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuyệt đối không đặt chúng gần các vật liệu dễ cháy như gỗ, giấy, vải, rèm cửa... Luôn duy trì khoảng cách an toàn giữa các thiết bị tỏa nhiệt với nhau và tường.
Khu vực để dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, ly, cốc... cũng cần được bố trí cách xa khu vực nấu nướng. Nhiệt độ cao từ bếp có thể làm hỏng, biến dạng hoặc làm giảm chất lượng của các dụng cụ này, đặc biệt là các loại làm từ nhựa, thủy tinh mỏng hoặc có họa tiết.
Bếp Việt Decor - Công ty cung cấp và bố trí bếp nấu ăn công nghiệp chuyên nghiệp
Bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và bố trí hệ thống bếp công nghiệp uy tín? Bếp Việt Decor là một trong những lựa chọn hàng đầu không thể bỏ lỡ. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp bếp công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ khâu tư vấn thiết kế đến lắp đặt hoàn thiện, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Hy vọng qua bài viết trên, Bếp Việt Decor đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên tắc bố trí bếp nấu ăn công nghiệp hợp lý. Việc áp dụng những nguyên tắc này sẽ giúp tối ưu quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng món ăn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và thiết kế một không gian bếp hoàn hảo.
Cập nhật 17:26 02/04/2025